Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật năng lượng
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
PLO1: Diễn giải được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng.
PLO2: Vận dụng được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật.
PLO3: Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý điều hành hoạt động chuyên môn.
PLO4: Vận dụng được kiến thức ngành trong xử lý và quản lý các công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực năng lượng.
PLO5: Tính toán việc thiết kế, quản lý và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong phát, truyền tải và sử dụng hiệu quả điện năng, nhiệt năng, quang năng.
PLO6: Vận dụng được kiến thức trong sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng thông thường và tái tạo để phát điện và các giải pháp lưu trữ năng lượng hiện đại.
PLO7: Vận dụng được kiến thức trong sản xuất, sử dụng, lưu trữ và quản lý năng lượng, thiết kế, nghiên cứu và phát triển, kiểm soát môi trường và hoạch định chính sách.
PLO8: Phân tích các nguyên tắc mới và bền vững của công nghệ sản xuất, lưu trữ, truyền tải và phân phối các nguồn năng lượng tái tạo.
PLO9: Đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp về các vấn đề năng lượng.
PLO10: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
PLO11: Có khả năng đề xuất giải pháp về lĩnh vực kỹ thuật Năng lượng bằng cách áp dụng các kiến thức khoa học, CNTT, các công cụ và công nghệ hiện đại.
PLO12: Có khả năng phân tích dữ liệu và kết quả đánh giá kỹ thuật của hệ thống năng lượng.
PLO13: Có khả năng xây dựng kế hoạch và quản lý tiết kiệm năng lượng của mạng lưới phân phối và công ty, thiết kế và vận hành hệ thống cung cấp điện và năng lượng nhiệt và giải quyết các nhiệm vụ tài chính.
PLO14: Có năng lực phân tích vấn đề, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực kỹ thuật năng lượng.
PLO15: Có khả năng thẩm định các quy trình công nghệ, hệ thống kỹ thuật của hệ thống năng lượng.
PLO16: Có năng lực quản lý nhóm và làm việc nhóm hiệu quả.
PLO17: Có khả năng tư duy logic, biện chứng để giải quyết hiệu quả vấn đề thực tế.
PLO18: Có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
3. Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm
PLO19: Chủ động tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; thể hiện (có) tính trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự học, tự nghiên cứu, hỗ trợ đồng nghiệp
PLO20: Thể hiện (có) ý thức đóng góp tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cộng đồng và phát triển lĩnh vực chuyên môn.
PLO21: Có thể đưa ra các quyết định kỹ thuật được đánh giá về mặt đạo đức, chuẩn mực xã hội, bảo vệ môi trường và an toàn.
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật năng lượng có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực năng lượng, do ngành này đang trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Dưới đây là một số vị trí việc làm mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật năng lượng có thể:
- Vị trí phát triển và triển khai các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ nước, hay năng lượng sinh học. Công việc bao gồm thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống năng lượng tái tạo.
- Vị trí liên quan đến việc tối ưu hóa sử dụng năng lượng trong các công trình và hệ thống. Kỹ sư quản lý năng lượng phân tích và cải thiện hiệu suất năng lượng của các hệ thống và đề xuất các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
- Vị trí liên quan đến việc quản lý và vận hành hệ thống truyền tải và phân phối năng lượng. Kỹ sư năng lượng đảm bảo việc chuyển giao năng lượng từ các nguồn sản xuất đến người dùng cuối cùng một cách hiệu quả và ổn định.
- Vị trí quản lý các dự án năng lượng từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, triển khai, đến vận hành. Kỹ sư chuyên ngành quản lý dự án năng lượng phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả kinh tế.
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: Vị trí này tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng. Chuyên viên nghiên cứu và phát triển thường làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, trường đại học hoặc các công ty công nghệ.
- Giảng viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo phổ thông và đại học, và có đủ điều kiện để được đào tạo ở mức cao hơn
- Vị trí liên quan đến cung cấp dịch vụ tư vấn về tiết kiệm năng lượng, cải thiện hiệu suất năng lượng và đưa ra các giải pháp năng lượng tái tạo cho khách hàng. Người học sau tốt nghiệp thường làm việc trong các công ty tư vấn hoặc công ty năng lượng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư ngành Kỹ thuật năng lượng có khả năng học tập và nghiên cứu tiếp ở các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành về năng lượng tái tạo, năng lượng truyền thống, vật liệu và linh kiện, khoa học vật liêu, vật lí ứng dụng… tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.