Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật
1. Chuẩn về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1.Về kiến thức
a) Kiến thức chung
Kiến thức về lý luận chính trị
- Hiểu và vận dụng được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin;
- Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
Kiến thức về ngoại ngữ
- Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Hiểu được các ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v;
- Xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi đến nơi sử dụng ngôn ngữ;
- Viết đơn giản nhưng liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm;
- Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, mơ ước, hy vọng và hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình;
- Viết văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
b) Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ sở và liên ngành nâng cao về toán ứng dụng: Phương pháp vật lý – toán trong Cơ học, các phương pháp giải tích gần đúng và phương pháp số ứng dụng;
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Cơ kỹ thuật và thực tập kỹ thuật để củng cố kiến thức lý thuyết, trải nghiệm thực tế kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Trang bị kiến thức để có thể tiếp tục học đạt học vị tiến sĩ cơ kỹ thuật.
c) Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
- Luận văn cần được trình bày rõ ràng mạch lạc về nội dung, phương pháp và kết quả nghiên cứu. Cần chỉ rõ tài liệu tham khảo và phải được trích dẫn đầy đủ. Kết quả cần có nhận xét, đánh giá, so sánh. Học viên cần chỉ rõ những kết quả (hoặc nội dung) chính do học viên tự thực hiện.
- Biết trình bày ý tưởng nghiên cứu, trình bày sản phẩm dưới dạng một báo cáo khoa học.
1.2. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, công nghệ mới trong lĩnh vực cơ kỹ thuật;
- Biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ trong công việc;
- Biết và vận dụng được qui trình thiết kế, phân đoạn qui trình thiết kế và phương pháp tiếp cận;
- Biết và vận dụng qui trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
- Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
- Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công việc;
- Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt.
- Có năng lực nghiên cứu và khả năng lãnh đạo chuyên môn.
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
- Có kỹ năng dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức;
- Có kỹ năng kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết;
- Có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế;
- Có kỹ năng thu thập thông tin;
- Có tư duy logic;
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
- Có tư duy toàn cục;
- Hiểu biết bối cảnh xã hội và cơ quan;
- Nhận thức được vai trò trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
- Nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành;
- Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
- Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của cơ quan;
- Có năng lực phân tích yêu cầu;
- Có năng lực thiết kế giải pháp;
- Có năng lực thực thi giải pháp;
- Có năng lực vận hành hệ thống;
- Có năng lực tiếp thu công nghệ;
- Biết sử dụng kiến thức trong công tác;
- Biết đề xuất các phương pháp mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
- Có kỹ năng mô hình hóa.
Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Có kỹ năng thiết lập giả thiết;
- Có kỹ năng dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức;
- Có kỹ năng kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết;
- Có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế;
- Có kỹ năng thu thập thông tin.
Kỹ năng tư duy theo hệ thống
- Có tư duy logic;
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
- Có tư duy toàn cục.
Hiểu bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Hiểu biết bối cảnh xã hội và cơ quan;
- Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
- Nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.
Hiểu bối cảnh tổ chức
- Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
- Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của cơ quan.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Có năng lực phân tích yêu cầu;
- Có năng lực thiết kế giải pháp;
- Có năng lực thực thi giải pháp;
- Có năng lực vận hành hệ thống;
- Có năng lực tiếp thu công nghệ.
Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Biết sử dụng kiến thức trong công tác;
- Biết đề xuất các phương pháp mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Các kỹ năng cá nhân
- Sẵn sàng đương đầu các khó khăn trong khoa học;
- Có tư duy sáng tạo;
- Có tư duy phản biện;
- Biết đề xuất sáng kiến.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Biết hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
- Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm.
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
- Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
- Biết quản lý dự án.
Kỹ năng tin học văn phòng
- Sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo Winword, Excel;
- Biết sử dụng phần mềm trình bày Powerpoint.
Yêu cầu kết quả thực hiện công việc
- Học viên biết phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học, bước đầu có khả năng độc lập nghiên cứu giải quyết các bài toán kỹ thuật của thực tiễn trong lĩnh vực Thuỷ khí, Môi trường, Cơ học biển, Cơ học công trình, Cơ điện tử, v.v…
3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
a) Trách nhiệm công dân
- Có trách nhiệm với xã hội;
- Tuân thủ luật pháp;
- Có ý thức phục vụ;
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội;
- Trung thực, công bằng, có trách nhiệm (bản thân, gia đình, tổ chức, bạn bè, xã hội), trung thành với tổ quốc và tổ chức, tôn trọng sự học (tình thầy-trò, tình bạn đồng môn, tinh thần học tập suốt đời), dám đương đầu với khó khăn – thử thách.
b) Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
Phẩm chất đạo đức, ý thức cá nhân
- Trung thực;
- Khiêm tốn;
- Nhiệt tình với công việc.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có trách nhiệm trong công việc;
- Trung thành với tổ chức;
- Nhiệt tình và say mê công việc.
Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm với xã hội;
- Tuân thủ luật pháp;
- Có ý thức phục vụ;
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.
c) Thái độ tích cực, yêu nghề
- Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc, yêu nghề nghiệp;
- Có trách nhiệm trong công việc;
- Nhiệt tình và say mê công việc.
4. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Nhóm 1: Chuyên gia phụ trách công tác kỹ thuật làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh…
- Nhóm 2: Chuyên gia phân tích và tư vấn kinh doanh làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: phụ trách dịch vụ sau bán hàng; phát triển mẫu mã sản phẩm…; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
- Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có kỹ năng tổng hợp lí luận, khả năng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp; tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu Cơ học, Viện nghiên cứu về Xây dựng, Giao thông, Dầu khí, Cơ khí, Máy và Công trình…; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới;
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Thạc sĩ Cơ Kỹ thuật có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sĩ trong và ngoài nước về các ngành/chuyên ngành phù hợp.
- Học viên tốt nghiệp có năng lực lãnh đạo các xưởng, các nhóm nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất.
6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo
- Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Cơ học kỹ thuật của Trường đại học Nebraska–Lincoln, Mỹ (Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành đào tạo: thứ 75/3263 trường ĐH ở Mỹ và 150/20723 các trường ĐH trên Thế giới, theo xếp hạng của Rangking web of universities: http://www.webometrics.info/en/Americas/USA?page=32